Sách: Bán Hàng Quý Ở Cái Tâm

Bán Hàng Quý Ở Cái Tâm

 

Bán hàng là một nghề mà bất cứ ai cũng có thể làm được, không phân biệt tuổi tác, trình độ, thân phận. Bán hàng là con đường nhanh nhất để đổi đời nhưng cũng là con đường đầy rẫy chông gai và cạm bẫy nhất. Bạn phải thay đổi liên tục, làm mới sản phẩm, đổi hướng mục tiêu để bạn không bị mờ nhạt và đào thải. Nhưng có một thứ bạn không được phép thay đổi nếu muốn đi đường dài và bền vững trong cái giới khắc nghiệt này, đó chính là cái TÂM từ những ngày đầu khởi sự. Không đưa ra mánh khóe, kỹ năng, kỹ xảo gì cả, “Bán hàng quý ở cái tâm” sẽ chỉ ra cho bạn thấy chính thái độ và sự chân thành của bạn đối với sản phẩm, với khách hàng mới là yếu tố mấu chốt giúp bạn thành công.

 

Sách Bán hàng quý ở cái tâm

 

Mỗi một chương là một tính từ mà tác giả Đường Sùng Kiện mong muốn mỗi người bán hàng đều có thể sở hữu.

 

Lạc quan: Vui vẻ hay cười, rời xa oán giận

Cuốn sách mở đầu bằng sự lạc quan. Lạc quan là chất xúc tác giúp mọi người thành công và người có tinh thần lạc quan sẽ nhìn mọi chuyện rõ ràng hơn, tích cực hơn. Lạc quan hay vui vẻ chính là bắt nguồn từ việc chọn những gì bạn yêu và yêu những gì bạn làm, nếu bạn yêu nghề bán hàng thì xin chúc mừng bạn, bạn đã thành công một nửa chặng đường rồi đó. Khi bạn luôn vui vẻ, nhiệt tình thì tự khắc bạn sẽ không có những tính toán mang lợi ích cá nhân, hay sân si, oán giận những thủ đoạn, khó khăn mà bạn gặp phải. Bạn bình thản, tâm tĩnh lặng trước những sóng gió, sẵn sàng đối mặt với thách thức thì chính điều đó giúp bạn có được niềm vui trong công việc và tận hưởng công việc của mình.

 

Thông minh: Tùy cơ ứng biến, linh hoạt hành động

Bán hàng không theo một quy trình, mỗi một khách hàng lại có một nhu cầu của riêng mình thế nên là người làm trong giới kinh doanh, bạn phải thông minh và linh hoạt. Bạn phải biết cách quan sát khách hàng, từ đó giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ khác nhau dựa trên nhu cầu thực tế của họ. Và rất nhiều trường hợp, hoàn cảnh khác nữa mà bạn phải tỉnh táo, tùy cơ ứng biến mới có thể tồn tại trong nghề này.

 

Khiêm tốn: Thái độ khiêm nhường làm nên việc lớn

Dù bạn làm gì thì thái độ làm nên sự khác biệt, đặc biệt là trong ngành bán hàng. Thái độ khiêm nhường, chịu khó học hỏi từ sách vở, mạng xã hội, từ các khách hàng của chính mình hay thậm chí từ chính đối thủ của mình sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm và cái nhìn xa hơn. Những ví dụ chân thực, những tình huống thực tế, những bài học trong cuốn sách có thể giúp bạn rút ngắn được đoạn đường đang đi nếu bạn thật sự một lòng muốn học hỏi.

 

Khéo léo: Làm từ việc nhỏ, coi trọng sự sáng tạo

“Khéo léo là phẩm chất cao quý nhất và thuần khiết nhất của nghề bán hàng”, tác giả đã mở đầu chương như thế. Qủa thật vậy, nếu làm nghề bán hàng mà không khéo léo thì chính bạn đang từ từ giết chết sản phẩm và doanh nghiệp của mình. Khéo léo áp dụng từ những việc nhỏ như quản lý quỹ thời gian làm việc của mình một cách hiệu quả, khoa học đến khéo léo trong việc giao tiếp với khách hàng. Mỗi một bước đi trên con đường bán hàng đều cần sự khéo léo và sáng tạo để không bị đào thải, thụt lùi so với xã hội.

 

Sách: Bán hàng quý ở cái tâm

 

Cảnh giác: Cẩn trọng như đang bước trên băng

Trong kinh doanh, rủi ro luôn rình rập bạn như con thú săn mồi chỉ chờ chực bạn sảy chân là lao tới. Vậy nên mỗi một động thái trong kinh doanh bán hàng đều phải cảnh giác, quan sát rồi bước những bước thật chắc chắn. Rủi ro tiềm tàng trong mọi vấn đề từ sản phẩm, khách hàng, đối tác hay thậm chí là chính trong nội bộ doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, đừng bi quan quá nhé, vì rủi ro luôn đi cùng với cơ hội và thách thức phải không nào. Chỉ cần bạn cảnh giác thì vượt qua được rủi ro, nắm bắt được cơ hội, bạn sẽ tiến xa hơn trên con đường bán hàng.

 

Chân thành: Thật tâm cư xử, không được giả dối

Cuốn sách “Bán hàng quý ở cái tâm” được mệnh danh là “Đắc nhân tâm” trong giới kinh doanh bán hàng bởi cuốn sách đánh thức được nhân tâm của những người bán hàng, khơi gợi sự chân thành bên trong họ, giúp họ thể hiện sự chân thành đó một cách hiệu quả và thấu hiểu được trái tim của khách hàng mong muốn điều gì. Hãy chân thành, thật tâm cư xử, không được giả dối là lời mà tác giả Đường Sùng Kiện muốn gửi gắm đến toàn bộ những người đang làm nghề bán hàng.

 

Kiên trì: Có công mài sắt, có ngày nên kim

Có lẽ tất cả chúng ta đều đã quá quen thuộc với câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, mang ý nghĩa kiên trì, bền bỉ tới cùng thì ắt hẳn chúng ta sẽ thành công. Và câu tục ngữ này cũng không hề sai đối với những người bán hàng. Kiên trì sẽ giúp khách hàng hiểu được chúng ta nghiêm túc và tin tưởng vào con đường kinh doanh bán hàng của mình rồi dần dần kiên trì giúp ta chuyển hóa thành sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp.

 

“Không có nhiều đường tắt trong ngành bán hàng này. Chỉ khi bạn có ‘tâm’ thì tài năng của bạn mới được phát huy trọn vẹn.” là kết luận mà tác giả đã đúc kết trong cuốn sách. Nghề bán hàng chỉ thật sự phát triển bền vững qua thời gian nếu như doanh nghiệp có được cái tâm, cái giá trị cốt lõi chứ không phải là sự mánh khóe, lõi lọc, bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được doanh thu cao. 

 

 

Video phát hành

 

#Sách_kinh_doanh

#Sách_bán_hàng

#Sách_quản_lý

#Bán_hàng_quý_ở_cái_tâm

#sách hay #chữa lành #giúp đỡ bản thân #kinh doanh #self-help. thành công #tự chủ #độc lập #con gái #phụ nữ #mẹ và bé #bà bầu #trẻ em #thiếu nhi #kinh tế #kỹ năng mềm #giao tiếp #đồ chơi trẻ em #học tập #tham khảo #phổ thông #giáo dục #trẻ nhỏ #con nít #tiến bộ #kinh nghiệm #kỷ luật #công sở #cuộc sống #minhlongbooks #bookmall #sachkinhdoanh #sachkynang #sachthamkhao #sachthieunhi