Sách: Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ - Thói Quen Tốt Trong Học Tập

Sách: Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ - Thói Quen Tốt Trong Học Tập

Thói quen là những hành vi đã được hình thành và lặp đi lặp nhiều lần. Trẻ em khác với người trưởng thành, các em có đặc điểm độ tuổi cụ thể và quy luật phát triển riêng. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng thói quen học tập của trẻ, việc tôn trọng bản tính và đặc điểm vốn có của trẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Chúng ta có thể mở rộng và nuôi dưỡng tính tò mò của trẻ bằng cách tăng cường niềm vui trong hoạt động và tăng cường phản ứng tích cực với các vấn đề của trẻ. Ví dụ, người lớn dẫn trẻ đi quan sát quá trình con sâu bướm nở ra từ trứng, biến thành nhộng, sau đó phá kén ra ngoài trở thành bướm. Các bạn ấy hét thật to: “Òa, một con sâu bướm đang cong người thành hình chữ J!”, “Òa, nó đang lắc lư kìa!”, “Ôi, nó còn đang nhảy ấy!”, “Giờ nó đang biến hình!”, “Nó đang lột xác, đang ra ngoài!”... Vào thời khắc tuyệt vời ấy, trẻ được tận mắt nhìn thấy cái kén tách ra, tận mắt chứng kiến sự ra đời của một sinh mệnh. Trong những trải nghiệm này, trẻ tập trung, chăm chú, hung phấn, tỉ mỉ quan sát... Đây chính là quá trình nuôi dưỡng thói quen. Khi chúng ta coi trọng các vấn đề của trẻ, khuyến khích trẻ dũng cảm mạo hiểm và theo đuổi những thách thức mới, khi chúng ta cho các con cơ hội để khám phá thế giới tràn ngập sự phấn khích, sáng tạo và bất ngờ, thì có nghĩa là chúng ta đang hình thành ở trẻ một thái độ thưởng thức đối với thế giới của cuộc sống và sẵn sàng khám phá. Ví dụ, khi trẻ quan sát con giun đất và muốn mang nó về nhà, chúng ta có thể hỏi: “Muốn giun đất cảm thấy như được ở trong môi trường tự nhiên, chúng ta phải làm thế nào?” Nếu trẻ đáp: “Bãi cỏ, chúng ta cần bãi cỏ”, chúng ta sẽ hỏi thêm: “Tại sao con biết được điều này?” Có thể trẻ sẽ trả lời rằng vì chúng tìm được giun đất trong bãi cỏ, lúc này, nếu chúng ta nói: “Mẹ nhớ để tìm con giun này con còn phải đào đất nữa, con đào đất để làm gì nhỉ?” Có thể con sẽ trả lời: “Giun sống ở trong đất!” “Giun sống trong đất, trong bùn”... Trong quá trình này, khi có những trải nghiệm vui vẻ, con sẽ yêu thích hơn công việc tìm tòi và quan sát.

Ngược lại, nếu người lớn dùng những hiểu biết của mình để trả lời những câu hỏi của trẻ, thì đầu óc của trẻ sẽ bị lấp đầy bởi những thông tin người lớn đưa ra. Trẻ không cần phải suy nghĩ, chỉ cần tiếp nhận những thông tin này và nghĩ rằng người lớn chính là ổ ghi nhớ thông tin, từ đó trẻ tin rằng tất cả các tri thức đều xuất phát từ người lớn, thế là trẻ từ bỏ quá trình tự tư duy, tìm tòi. Sự thụ động chờ đợi này rất có thể sẽ khiến cho trẻ sau này thiếu mất khả năng tự học.

Coi trẻ là chủ thể, trên cơ sở tôn trọng hứng thú, đặc điểm của từng trẻ, với phương thức trò chơi hóa, tạo hứng thú cộng thêm dẫn dắt, để thói quen tốt của trẻ được nuôi dưỡng từng bước, củng cố dần dần qua những trải nghiệm. Chính những trải nghiệm được vun đắp dần dần qua từng chi tiết và hoàn cảnh cụ thể, trải qua quá trình chủ động bồi đắp, đã hình thành nên thói quen tốt ở trẻ.

#sách hay #chữa lành #giúp đỡ bản thân #kinh doanh #self-help. thành công #tự chủ #độc lập #con gái #phụ nữ #mẹ và bé #bà bầu #trẻ em #thiếu nhi #kinh tế #kỹ năng mềm #giao tiếp #đồ chơi trẻ em #học tập #tham khảo #phổ thông #giáo dục #trẻ nhỏ #con nít #tiến bộ #kinh nghiệm #kỷ luật #công sở #cuộc sống #minhlongbooks #bookmall #sachkinhdoanh #sachkynang #sachthamkhao #sachthieunhi