Sách - Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời - tái bản 2022 B96

Nói sao cho trẻ nghe lời – Cẩm nang giao tiếp giữa cha mẹ và con cái

 

Đối mặt với những thái độ, hành vi tiêu cực của trẻ, có phải, mỗi vị phụ huynh đều cảm thấy dù mình có nói gì, con cái cũng không chịu nghe lời? Thật ra, chỉ cần thay đổi cách nói chuyện, cha mẹ sẽ phát hiện ra rằng: Hóa ra, nói sao cho trẻ nghe lời không hề khó.

 

Sách: Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời

 

Chắp thêm đôi cánh tự tin cho con

 

Nếu cha mẹ hy vọng con cái nên người, giành được thành công thì phương pháp tốt nhất là luôn tán thưởng con cái, bồi dưỡng sự tự tin cho trẻ, tán dương tài năng của con. Nội tâm của trẻ vô cùng yếu đuối, đôi khi, chỉ cần một cú sốc nho nhỏ cũng khiến cho chúng thu mình lại, tự ti vô cùng. Trước những vấn đề con gặp phải, cha mẹ cần cổ vũ và động viên tích cực, để cho con lấy lại sự tự tin. Ngoài ra, nếu cha mẹ muốn con mình tiến bộ thì nên nghĩ cách để con nhìn ra sự tiến bộ của bản thân, giúp trẻ xây dựng cảm giác tự hào và tự tin.

 

Trên thực tế, trước những lỗi lầm của trẻ, nhiều bậc phụ huynh thường xuyên mắng mỏ, phê bình con. Điều này có thể khiến trẻ bị tổn thương, thậm chí làm rạn nứt hoặc hủy hoại mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Do đó, cha mẹ nên tỏ ra thấu hiểu, thông cảm với con. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần giao lưu, nói chuyện với con cái từ đó, tạo tiền đề vững chắc để trẻ chấp nhận sự giáo dục của cha mẹ.

 

Con à, đừng từ bỏ, hãy kiên cường!

 

Một đứa trẻ không thể tự lập ngay từ khi còn nhỏ thì sau này khi lớn lên sẽ trở thành một người không có chủ kiến. Khi cha mẹ quá nuông chiều, nhượng bộ trẻ, đặt con ở địa vị cao hơn cha mẹ, luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con, làm giúp con mọi việc,… thì sẽ tạo cho trẻ suy nghĩ mình là trung tâm, trở nên lệ thuộc và dựa dẫm. Những đứa trẻ như vậy thường yếu đuối và không biết suy nghĩ đến cảm nhận của người khác. Cha mẹ muốn rèn luyện tính độc lập cho con thì buộc phải buông tay, vẽ ra thế giới riêng cho trẻ để chúng thoải mái hít thở không khí tự do của riêng mình.

 

Sách: Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời

 

Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho trẻ là nhiệm vụ không thể chối từ của cha mẹ. Bên cạnh việc dạy trẻ không nên dễ dàng bỏ cuộc, cha mẹ cũng nên dạy trẻ cách tốt nhất để kiên trì bền bỉ.

 

Hãy để con yêu trường học

 

Mặc dù mọi môn học và thành tích ở trường đều có mối quan hệ nhất định với trí tuệ, nhưng trên thực tế, thành tích học tập tốy hay xấu đều có liên hệ mật thiết với thói quen học tập. Thói quen học tập tốt tạo ra phẩm chất tốt, phẩm chất tốt sẽ có lợi cho việc tiến bộ trong học tập. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý bồi dưỡng thói quen học tập đúng đắn cho con.

 

Trong quá trình trưởng thành, bạn bè xung quanh trẻ sẽ nhiều lên. Bạn tốt quý hơn sách tốt, có thể giúp trẻ thu được nhiều điều có ích. Nhưng ngược lại, nếu giao du với bạn xấu, trẻ có thể bị ảnh hưởng xấu. Trẻ kết bạn thế nào, làm bạn với người khác ra sao,… những điều này cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ của cha mẹ.

 

Dùng tình yêu bồi dưỡng thói quen tốt cho con

 

Hiện nay, đa phần trẻ đều được cha mẹ hết mực nuông chiều. Khi tình yêu của cha mẹ dành cho con cái trở thành sự nuông chiều thì điều này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Trong cuộc sống thường ngày, một thói quen tưởng là nhỏ nhặt cũng có thể hủy hoại cuộc đời một con người. Cha mẹ tuyệt đối không được coi nhẹ vấn đề này mà bắt buộc phải có biện pháp thích hợp khắc phục những thói quen không tốt ở trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho những thành công trong tương lai của con.

 

Sách: Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời

 

Cuốn sách sử dụng 54 câu nói hằng ngày cha mẹ thường dùng với con để làm ví dụ điển hình, phân tích một số trường hợp cha mẹ dạy con trong thực tế kết hợp với lí luận để minh họa. Do đó, đây thực sự là cuốn sách tham khảo nên có trong tủ sách nuôi dạy con của các bậc cha mẹ.

#minhlongbooks #bookmall #sachkinhdoanh #sachkynang #sachthamkhao #sachthieunhi