Số đỏ - Tái bản B63

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng báo trước khi in thành sách.

Tác phẩm chính: Không một tiếng vang (kịch, 1931), Cạm bẫy người (phóng sự, 1933), Dứt tình (tiểu thuyết, 1934), Kỹ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Làm đĩ (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Lục sì (phóng sự, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938),... và nhiều truyện ngắn.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 vì bệnh lao.

Số đỏ là một tiểu thuyết NXB Văn Học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân - biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất cho đến năm 1986.

 

#sách hay #chữa lành #giúp đỡ bản thân #kinh doanh #self-help. thành công #tự chủ #độc lập #con gái #phụ nữ #mẹ và bé #bà bầu #trẻ em #thiếu nhi #kinh tế #kỹ năng mềm #giao tiếp #đồ chơi trẻ em #học tập #tham khảo #phổ thông #giáo dục #trẻ nhỏ #con nít #tiến bộ #kinh nghiệm #kỷ luật #công sở #cuộc sống #minhlongbooks #bookmall #sachkinhdoanh #sachkynang #sachthamkhao #sachthieunhi